Rong biển là một sản phẩm được ưa chuộng để làm món ăn. Đặc biệt nó được xem là truyền thống văn hoá ẩm thực của Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong đó, lá rong biển kim ăn liền là loại được biết đến nhiều nhất. Vậy, trong bài viết sau Foodnk sẽ cùng bạn tìm hiểu về quy trình sản xuất lá rong biển kim ăn liền nhé!
TỔNG QUAN
Thực tế có 2 loại rong biển là rong biển kim và rong biển Miyeok. Trong đó, loại rong biển lá kim là một loại tảo (tảo bẹ) và được chế biến đa dạng hơn Miyeok. Bởi vì, rong biển Miyeok chỉ được dùng để nấu canh. Được biết tại Hàn Quốc, một viện bảo tàng về văn hoá ẩm thực đã được xây dựng. Đây là nơi lưu giữ và giới thiệu về văn hoá ẩm thực Hàn Quốc nói chung, trong đó có lá kim.
Lá rong biển ăn liền hay còn được gọi là lá kim ăn liền. Ngoài ra, nó được biết đến rộng rãi với tên rộng biển Nori. Tồn tại trong lá rong biển kim là hàm lượng vitamin các nhóm, dưỡng chất khác. Thực tế, lá rong biển kim phải được sơ chế khô để sử dụng. Nó được dùng để làm vỏ bọc hoàn hảo cho món sushi hay kimbap,… Đặc trưng của lá rong biển kim có vị tanh và dai. Vì vậy nó cũng có cách sơ chế để loại bỏ những đặc tính này khi nấu ăn.
QUY TRÌNH SẢN XUẤT
NGUYÊN LIỆU
Ngay sau khi được thu hoạch, trong vòng 6 giờ thì rong biển tươi (tảo bẹ tươi) phải được làm khô tại chỗ. Cùng với đó là rửa qua nước biển sơ bộ để giảm bớt tạp chất. Sau đó nguyên liệu được làm khô theo 2 cách:
Phương pháp tự nhiên: Rong biển sẽ được phơi trên giàn cách mặt đất khoảng 0.5 – 0.8m. Đồng thời, từng lớp rong biển được dàn đều với độ dày không quá 3cm. Quá trình phơi cần được đảo đều từng rong biển.
Phương pháp sấy máy: Máy sấy sẽ có kích thước phù hợp để sấy theo định lượng nguyên liệu từng mẻ sấy. Nhiệt độ sấy được cài đặt từ 50 – 55oC trong 3 – 4 tiếng.
ĐẾN NƠI TIẾP NHẬN
Sau khi sấy sơ bộ lần 1 tại chỗ, rong biển sẽ được chuyển đến nhà máy. Tại đây rong biển sẽ được ngâm và rửa lại bằng nước ngọt. Đồng thời, rong biển chỉ còn độ ẩm trên 22%. Kèm theo đó, hàm lượng muối sẽ giảm (không quá 0.8%), sạch bùn đất. Tiếp đến, rong biển sẽ được loại bỏ tạp chất hoàn toàn để phân loại. Quá trình ngâm khoảng 30 – 60 phút rồi tiến hành rửa nước ngọt lại khoảng 4 – 5 lần.
LÀM KHÔ VÀ TẠO LÁ MỎNG
Rong biển sẽ được làm khô lần nữa để hạ độ ẩm xuống. Quá trình làm khô cũng được thực hiện bằng phương pháp tự nhiên hoặc máy. Nhiệt độ làm khô khoảng 50 – 60oC.
Sau quá trình làm khô, rong biển sẽ khô lại và vẫn giữa được màu xanh cơ bản. Cuối cùng rong biển sẽ được cán mỏng dạng hình vuông. Tiếp đến, các loại gia vị đặc trưng mà nhà sản xuất mong muốn sẽ được tẩm ướp vào lá rong biển sau khi cán. Thậm chí có thể ướp gia vị lá rong biển rồi mới thực hiện công đoạn cán mỏng.
Về cơ bản, lá rong biển có thể được thái sợi để sử dụng như dạng snack, topping cho một số món ăn.
THÀNH PHẨM
Thành phẩm làm ra sẽ không giòn sau khi sấy như cảm quan bên ngoài. Vì vậy nó không bị rách trong quá trình chế biến.
Lá rong biển kim ăn liền sẽ được cho vào bao bì đã hút chân không, in nhãn dán,… để lưu kho đưa ra thị trường tiêu thụ. Dạng sản phẩm lá kim ăn liền rất tiện lợi trong quá trình sử dụng. Cũng có nghĩa nó là sản phẩm không cần chế biến nữa mà sử dụng ngay.
Nguồn: Foodnk
—————————-